Tảo hôn là tập tục tồn tại lâu đời ở những vùng sâu, vùng xa. Tình trạng này diễn ra ở mọi nơi nhưng thường tập trung ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vậy tảo hôn là gì, hệ lụy của tình trạng này với xã hội như thế nào? Hãy cùng juliedeneen.com tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Tảo hôn là gì?

Tảo hôn
Tảo hôn là khi nam nữ kết hôn trước độ tuổi theo quy định của pháp luật
Tảo hôn là tình trạng nam nữ kết hôn trước tuổi theo quy định của pháp luật, điều này có nghĩa là nam lấy vợ trước 20 tuổi, nữ lấy chồng trước 18 tuổi. Nói đơn giản thì tảo hôn là lấy chồng, lấy vợ trước độ tuổi quy định của pháp luật. Tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp như vùng sâu xa, vùng biên giới, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì tảo hôn là tình trạng khá phổ biến.
Trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đã có định nghĩa cụ thể về tục tảo hôn. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, không những thế nó còn trái với chuẩn mực của đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến mục đích của hôn nhân là nướng đến duy trì, phát triển nòi giống.

II. Nguyên nhân tảo hôn vẫn phổ biến

Tảo hôn
Tình trạng tảo hôn phổ biến ở vùng sâu, vùng xa
Nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình trạng tảo hôn là gì? Theo kết quả một số cuộc khảo sát, có nhiều nguyên nhân gây ra tảo hôn, đó là:
  • Do những thủ tục của một số dân tộc ít người, cần thời gian để xóa bỏ hoàn toàn hủ tục, phong tục không tốt đẹp này.
  • Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng tảo hôn là do quy định của pháp luật hiện nay về xử lý vi phạm hành chính trong những trường hợp tảo hôn không đủ sức răn đe.
  • Trình độ dân trí thấp, sự hiểu biết về pháp luật của những người dân ở vùng núi còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những tiến bộ, sư thay đổi phù hợp.
  • Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục về kiến thức pháp luật liên quan đến tảo hôn còn chưa được sâu sắc.
  • Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại vùng sâu, vùng xa, những nơi có trường hợp tảo hôn chưa cạn thiệp mạnh mẽ, thiếu sự quyết liệt.

III. Hậu quả của tảo hôn như thế nào?

Tảo hôn
Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội và bản thân người kết hôn sớm
Mặc dù việc tảo hôn ở một số trường hợp là do hai bên nam nữ tự nguyện trong việc kết hôn. Thế nhưng, nó vẫn mang lại những hậu quả lớn ảnh hưởng đến bản thân hai bên nam nữ và gia đình, xã hội. Cụ thể như sau:
  • Về mặt sức khỏe: Kết hôn sớm sẽ làm cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng; đặc biệt là những bé gái dưới 15 tuổi khi mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh con cao hơn nữ giới trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi cũng có nhiều khả năng chết non, nhẹ cân hơn với những đứa trẻ khác.
  • Về mặt tinh thần: Khi tảo hôn, trẻ sẽ không được nghỉ ngơi, tham gia những hỏa động giải trí, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi.
  • Về môi trường giáo dục: Phần lớn những cặp vợ chồng kết hôn sớm đều có tuổi đời nhỏ, phải nghỉ học, thiếu kiến thức xã hội… đây đều là những điều cản trở họ khi tiếp thu nền giáo dục hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, trí tuệ và thể chất của trẻ.
  • Về mặt kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng tìm kiếm việc làm hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là thấp. Vì thế mà tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng, dẫn đến nhiều gia đình bị tan vỡ, ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ.
  • Về mặt xã hội: Kết hôn sớm có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển chung của xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về trí tuệ, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội.
  • Về mặt văn hóa: Tình trạng tảo hôn sẽ làm tăng dân số nhanh và giảm chất lượng dân số ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, tảo hôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Từ những hậu quả của tảo hôn là gì trên đây có thể thấy, việc đẩy lùi tình trạng kết hôn sớm là điều quan trọng. Bởi những gia đình tảo hôn thường có cuộc sống rất khó khăn, cha mẹ chưa có sự hiểu biết nhiều về việc nuôi dạy con cái, cũng như bổn phận làm cha, làm vì. Vì thế mà họ thường bị khủng hoảng về tâm lý, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và tỷ lệ ly hôn cao.

IV. Tảo hôn có vi phạm pháp luật không?

Tảo hôn
Người tổ chức tảo hôn sẽ bị phạt tiền và có thể ngồi tù
Do tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật, vì thế mà người vi phạm về tảo hôn, kết hôn sớm có thể bị xử phạt như sau:
Vi phạm quy định hành chính:
  • Tổ chức cho người chưa đủ tuổi kết hôn lấy chồng, lấy vợ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Duy trì quan hệ vợ chồng trái luật với người chưa đủ tuổi kết hôn dù đã có quyết định hiệu lực pháp luật tòa án sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ chức tảo hôn đã bị xử phạt hành chính còn vi phạm:
  • Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc
  • Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm.
Như vậy, hình phạt được đặt ra với người tổ chức tảo hôn cho các cặp đôi chứ chính bản thân người kết hôn chưa đủ tuổi lại không bị phạt. Mức phạt hành chính cao nhất đối với trường hợp này là 3.000.000 đồng và 2 năm tù.
Điều này đồng nghĩa, nam nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi và vẫn duy trì mối quan hệ vợ chồng dù đã có bản án, quyết định của tòa có hiệu lực thì bị phạt đến 5.000.000 đồng. Còn các mức phạt khác kể cả phạt tù đều áp dụng đối với người đứng ra tổ chức lấy chồng, lấy vợ cho người chưa đủ tuổi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tảo hôn là gì. Qua đó có thể thấy việc đẩy lùi, loại bỏ tình trạng tảo hôn là rất cần thiết vì một cuộc sống âm no, văn minh.